Tin tức
Tin tức

Cáp cháy chậm là gì? Các câu hỏi về cáp cháy chậm

Cáp cháy chậm có khả năng hạn chế cháy lan, giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản. Nhưng cáp chậm cháy không có nghĩa là không cháy, cùng tìm hiểu về loại cáp này, cơ chế hoạt động và các câu hỏi thường gặp.

Cáp cháy chậm là gì?

Cáp cháy chậm (chậm cháy) là loại cáp được thiết kế đặc biệt để hạn chế tình trạng cháy lan, bảo vệ tính mạng con người và tài sản. Trong cáp có thêm hợp chất chậm cháy làm ngăn quá trình bắt lửa khi xảy ra hoả hoạn. Chất này tác động ở nhiều giai đoạn như gia nhiệt, đánh lửa hoặc lan truyền ngọn lửa. Chức năng chính là nhằm kéo dài thời gian bén lửa, hỗ trợ công tác thoát nạn và chữa cháy.

Cáp cháy chậm cần tuân thủ các quy định quốc tế về an toàn PCCC. Cụ thể:

DIN EN 60754-1 VDE 0482-754-1:2021-02

DIN EN 60754-2 VDE 0482-754-2:2021-02

DIN EN 61034-2 VDE 0482-1034-2:2021-02

Thành phần của cáp chậm cháy

Cáp chậm cháy thường chứa hai cấp quan trọng dưới đây:

  • Chất phản ứng (reactive): được liên kết hoá học với phân tử polyme, cs khả năng chậm cháy tốt hơn và bền hơn.
  • Chất phụ gia (additive): thêm vào nhựa trong quá trình sản xuất cáp cháy chậm

Chất chậm cháy có trong cáp cháy chậm hoạt động theo 3 cơ chế chính:

  • Ngăn chặn phản ứng dây chuyền: Nhờ khả năng thu giữ các gốc tự do H- OH (những chất xúc tác cho phản ứng cháy), chất chậm cháy đã làm gián đoạn quá trình đốt cháy.
  • Cách ly nhiên liệu khỏi nhiệt: Tạo ra lớp bảo vệ như than hoặc thủy tinh chống cháy trên bề mặt vật liệu, ngăn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với nhiên liệu và hạn chế quá trình phân hủy nhiệt.
  • Làm loãng khí cháy: Giảm nồng độ oxy và khí dễ cháy bằng cách phát ra nước, nitơ hoặc các khí trơ khác, giúp ngăn lửa phát triển.

Vai trò của cáp cháy chậm

Sử dụng cáp cháy chậm trong các hệ thống điện, hệ thống báo cháy, hệ thống khẩn cấp… giúp ngăn ngừa và làm chậm sự truyền lửa, góp phần kéo dài thời gian cho công tác sơ tán, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.

Nhờ đó, cáp chậm cháy được ứng dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất, nhà kho, các ngành công nghiệp đặc thù như công nghiệp hoá chất, dầu khí, luyện thép… Đồng thời, loại cáp này ngày càng được sử dụng phổ biến trong các công trình yêu cầu cao về an toàn cháy nổ như bệnh viện, sân bay, khách sạn cao cấp…

Cơ chế hoạt động của cáp chậm cháy

Tuỳ thuộc vào loại chất chậm cháy và vật liệu sử dụng, cáp chậm cháy hoạt động theo các cơ chế khác nhau:

  • Cơ chế vật lý: Cáp cháy chậm thường hoạt động theo 3 cơ chế vật lý chính để ngăn chặn cháy lan là làm mát (nhờ sự toả nhiệt của chất phụ gia), tạo lớp bảo vệ (ngăn oxy tiếp xúc trực tiếp với cáp) và pha loãng (giải phóng khí trơ khi bị phân hủy, giúp pha loãng nhiên liệu trong cả pha rắn và pha khí).
  • Cơ chế hoá học: Thông qua sự tương tác giữa chất chậm cháy và vật liệu cáp, cáp chậm cháy có thể hạn chế hiện tượng cháy lan theo 2 cơ chế hoá học. Với cơ chế phản ứng trong pha rắn, chất cháy chậm sẽ tạo ra một lớp cacbon trên bề mặt của vật liệu (polymer) hoạt động như một lớp cách nhiệt, bảo vệ lõi cáp. Còn với phản ứng trong pha khí, chất cháy chậm sẽ làm gián đoạn các gốc tự do – yếu tố giúp duy trì ngọn lửa.

Câu hỏi thường gặp về cáp chậm cháy

Ký hiệu trên cáp cháy chậm có nghĩa gì?

Trên cáp cháy chậm, người dùng thường bắt gặp các kí hiệu như: FRNC, HFFR, LSZH. Trong đó:

  • FRNC là viết tắt của cụm từ Flame-retardant non-corrosive, tập trung vào ưu điểm không sinh ra chất ăn mòn của vật liệu.
  • HFFR là viết tắt của cụm từ Halogen-free flame-retardant. Đây là loại vật liệu không chứa halogen, thân thiện với sức khoẻ con người và môi trường.
  • LSZH là viết tắt của cụm từ Low smoke zero halogen. Đây là vật liệu giảm thiểu khí độc và khói khi cháy.

Người dùng có thể tham khảo chi tiết các kí hiệu phổ biến khác trên cáp cháy chậm và cáp chống cháy.

Cáp điều khiển có khả năng chậm cháy không?

Các loại cáp cháy chậm, cáp chống cháy hiện nay thường được in kí hiệu trên vỏ ngoài để người dùng dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên, nhiều loại cáp điều khiển hiện nay cũng được thử nghiệm về khả năng chậm cháy. Thông tin này thường được thể hiện ở phần thông tin kỹ thuật của từng sản phẩm.

Cáp cháy chậm có khả năng chống cháy?

Cáp chống cháy và cáp cháy chậm đều không có nghĩa là không cháy hoàn toàn. Cáp chống cháy chỉ giúp bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống (hoạt động bình thường) trong một khoảng thời gian nhất định khi xảy ra cháy.

Còn cáp cháy chậm sẽ có tác dụng giảm tốc độ cháy lan của ngọn lửa khi xảy ra hoả hoạn, tăng thời gian sơ tán và thực hiện các biện pháp chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Tuy nhiên, cáp chậm cháy không thể duy trì hoạt động trong lửa như cáp chống cháy, một loại cáp mà có thể tiếp tục dẫn điện trong một khoảng thời gian nhất định khi chịu tác động trực tiếp của lửa.

Tham khảo thêm về các dòng cáp chống cháy, cáp mạng CAT 5, CAT 5E... do Huviron Việt Nam phân phối chính hãng.

Xem thêm