Tin tức
Tin tức

Hướng dẫn 3 cách chữa cháy xe điện và PCCC trạm sạc

Cháy xe điện là nguyên nhân gây ra nhiều vụ hoả hoạn thương tâm, thiệt hại nghiêm trọng do chưa xử lý ban đầu đúng cách. Song song với sự phát triển của xe điện thì việc trạm xe điện tại các chung cư mini, nhà dân, khu công cộng… càng trở thành vấn đề nóng được quan tâm. Làm thế nào để đảm bảo PCCC nhà để xe, khu vực sạc xe điện?

Cháy xe điện có thể dập bằng bình cứu hoả chuyên dụng hoặc cát

Quy định PCCC nhà để xe, khu vực sạc xe điện

Nguyên nhân của các vụ cháy xe điện chủ yếu xuất phát trong quá trình sạc sai cách gây chập điện, quá tải điện. Bản chất của đám cháy xe điện là quá trình giải phóng năng lượng không kiểm soát, gia tăng nhiệt độ khiến các vật liệu dễ cháy bùng cháy.

Về cơ bản. hiện chưa có thiết bị báo cháy hay chữa cháy riêng biệt cho các tủ sạc xe điện. Do đó, khu vực nhà để xe, trạm sạc xe điện thường sử dụng chung hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động với toà nhà, công trình trong trường hợp trạm sạc được lắp đặt trong nhà.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố 8 TCVN về hệ thống sạc xe điện, trong đó có quy định về yêu cầu, độ tương thích điện từ, an toàn đối với hệ thống lắp trạm sạc, cụm đóng cáp, điều khiển hạ áp khu vực sạc xe điện… Tuy nhiên, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô tô QCVN 13:2018/BXD vẫn chưa có quy định riêng về thiết kế, bố trí trạm sạc xe điện trong nhà để xe.

Không sạc xe điện qua đêm, sạc xe gần các xe khác

Nhằm đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế cháy xe điện tại các chung cư mini, nhà trọ, nhà để xe… cần lưu ý các giải pháp sau đây:

  • Vị trí trạm sạc xe điện cần bố trí khu vực riêng, độc lập với khu vực để xe khác, ngăn cách bằng tường ngăn cháy hoặc cách xa một khoảng an toàn (tối thiểu 10m) đối với khu vực xung quanh.
  •  Tủ điện, thiết bị cấp nguồn và điều khiển trạm sạc phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị điện liên quan (ưu tiên sử dụng thiết bị chất lượng, đảm bảo nguồn cấp điện) và được ngăn cháy với khu vực để xe khác.
  • Khu vực nhà để xe có trạm sạc xe điện cần thiết kế giải pháp hút khói theo quy định tại phụ lục D QCVN 06:2021 và QCVN 13:2018/BXD.
  • Quạt hút khói phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối đa theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD và phù hợp với nhiệt độ thực tế đám cháy xe điện (nếu xảy ra).
  • Trang bị đầy đủ hệ thống báo cháy tự độngthiết bị báo cháy, thiết bị PCCC phù hợp theo yêu cầu của công trình. Bố trí các thiết bị chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, thùng cát, bình chữa cháy xe đẩy… tại khu vực sạc xe điện để xử lý nhanh khi xảy ra cháy xe điện.
  • Thiết kế ngắt nguồn trạm sạc xe điện bằng tay và tự động khi có tín hiệu từ hệ thống báo cháy. Công tắc ngắt nguồn phải được bố trí dễ thấy, có chỉ dẫn vận hành và nằm trong phạm vi không quá 15m từ trạm sạc.

Hướng dẫn chữa cháy xe điện

Các đám cháy xe điện toả rất nhiều nhiệt năng ra xung quanh và không thể dập tắt được bằng các bình chữa cháy loại bình bột hay bình khí Co2 thông thường. Hiệp hội PCCC Việt Nam đã kết hợp cùng Cục PCCC thử nghiệm và đưa ra khuyến cáo xử lý khi xảy ra cháy xe điện cho người dân.

Sử dụng bình chữa cháy xe điện chuyên dụng gốc nước

Ngay khi phát hiện cháy, cần cố gắng cách ly sớm các xe xung quanh với xe điện đang bị cháy để hạn chế cháy lan và thực hiện chữa cháy theo các cách dưới đây:

  • Cách 1: Chữa cháy xe điện bằng bình chữa cháy chuyên dụng chứa dung dịch chữa cháy gốc nước nhãn hiệu F500 EA
  • Cách 2: Chữa cháy bằng bình chữa cháy sử dụng công nghệ nước và foam đặc biệt nhãn hiệu Orion OR -6.
  • Cách 3: Trường hợp không có bình chữa cháy chuyên dụng, người dân có thể sử dụng cát chữa cháy xe điện: Đạp đổ xe đang cháy để khu vực chứa pin tiếp xúc sát mặt đất. Sau đó dùng cát (số lượng lớn) để phủ trùm lên vị trí xe đang cháy. Lưu ý cát cần được tưới nước để duy trì độ ẩm thường xuyên.'

Sử dụng cát chữa cháy

Lưu ý khi chữa cháy xe điện có thể gặp hiện tượng pin nổ và văng ra xa tới 30m với nhiệt độ cao (tới 250 độ C) nên cần trang bị đồ bảo hộ đảm bảo an toàn.

Xem thêm