Bản vẽ thiết kế PCCC thường sẽ thể hiện được đầy đủ các thiết bị, chi tiết lắp đặt, sơ đồ nguyên lý hệ thống… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được các ký hiệu trong bản vẽ thiết kế PCCC.
Tài liệu thiết kế hệ thống PCCC bao gồm những gì?
- Bản vẽ thiết kế xây dựng: Bản vẽ kiến trúc, bản vẽ mặt cắt ngang, mặt cắt đứng và mặt bằng mái.
- Bản vẽ thiết kế PCCC: bản vẽ cấp nước chữa cháy vách tường của từng khu vực, bản thiết kế cụm bơm chữa cháy…
- Bản vẽ hệ thống báo cháy tự động gồm các thiết bị đầu báo cháy báo khói, tủ báo cháy trung tâm, còi, đèn báo cháy…
- Bản vẽ chống sét
- Bản vẽ hệ thống thông gió, chống tụ khói
Ý nghĩa các kí hiệu trong sơ đồ PCCC
Mỗi kí hiệu PCCC trên bản vẽ thiết kế PCCC đều có ý nghĩa riêng theo từng hệ thống.
Kí hiệu PCCC cho hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy địa chỉ và hệ thống báo cháy thông thường sẽ được quy định bởi những kí hiệu cụ thể, làm đặc điểm nhận dạng cho từng hệ thống.
- Đối với hệ thống báo cháy thông thường
- Đối với hệ thống báo cháy địa chỉ
Ký hiệu PCCC trong hệ thống chữa cháy
Quy định sử dụng kí hiệu PCCC
Kí hiệu PCCC được sử dụng trong bản thiết kế PCCC cần tuân thủ quy định TCVN 5040:1990 – Quy định các kí hiệu dùng trong sơ đồ PCCC trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng, kỹ thuật.
Các kí hiệu PCCC được quy định bằng những kí hiệu hình học khác nhau nhằm dễ dàng phân biệt thiết bị PCCC trong bản vẽ.
Đối tượng nào cần thẩm duyệt thiết kế PCCC ?
Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết về những đối tượng cần thẩm duyệt thiết kế PCCC bao gồm:
- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác.
- Các dự án, công trình được quy định tại phụ lục 5, nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yếu tố an toàn PCCC.
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC quy định tại mục 21, phụ lục 5, nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc thay đổi, hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yếu tố an toàn PCCC.
Công văn số 2075/C07-P4 ngày 9/8/2022 của Cục Cảnh sát PCCC & CNCH (Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ) cũng xác định các đối tượng cần thẩm duyệt PCCC, cụ thể:
Đối với công trình nhà hỗn hợp (sử dụng với mục đích 2 công năng trở lên)
- Nhà ở kết hợp kinh doanh: phần kinh doanh của nhà có quy mô thuộc đối tượng thẩm duyệt theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt toàn bộ công trình.
- Nhà không có công năng ở: Công trình có chiều cao dưới 7 tầng và khối tích sử dụng dưới 5.000 mét khối thì việc xác định đối tượng thẩm duyệt phụ thuộc vào quy mô (khối tích, số tầng) cho từng công năng, đối chiếu với quy định cho công năng đó tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp thuộc diện thẩm định thì sẽ phải thẩm duyệt toàn bộ công trình.
Đối với shophouse, biệt thự, villa
- Trong các dự án được bố trí theo từng khối nhà/ dãy nhà và có ngăn cháy độc lập bằng tường ngăn cháy hoặc đảm bảo khoảng cách PCCC an toàn, có giải pháp thoát nạn độc lập cho từng nhà thì xác định quy mô để thực hiện thẩm duyệt PCCC theo từng nhà/dãy nhà (không tính tổng khối tích).
- Các nhà có chung tầng hầm thì xem xét quy mô, tính chất sử dụng của tầng hầm có thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP cần thẩm duyệt cho phần hầm
Đối với các đối tượng thẩm duyệt theo tên dự án, không thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP nhưng trong dự án có công trình, hạng mục công trình mà quy mô, tính chất sử dụng thuộc đối tượng thẩm duyệt thì vẫn phải thực hiện thẩm duyệt. (Ví dụ như các đền, chùa, sân golf nằm trong khuôn viên của khách sạn, nhà máy…).
Đối với hệ thống điện mặt trời áp mái
- Công trình thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái thì cần thẩm duyệt thiết kế PCCC.
- Hệ thống điện mặt trời áp mái nằm trong công trình thuộc phụ lục 5, Nghj định 136/2020/NĐ-CP thì không yêu cầu thẩm duyệt.
Đối với trạm sạc xe điện
- Trạm sạc xe điện không phải là đối tượng cần thẩm duyệt thiết kế PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi xây dựng trạm sạc xe điện tại các công trình thì việc xác định đối tượng thẩm duyệt thiết kế hệ thống PCCC được quy định:
- Trạm sạc tại gara xe độc lập, trong khuôn viên cửa hàng xăng dầu thì áp dụng quy định tại phụ lục 5, Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Trạm sạc tại gara xe độc lập, gara trong các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế PCCC nhưng không ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn PCCC thì không yêu cầu thẩm duyệt.
- Trạm sạc dược xây dựng trong cửa hàng xăng dầu hiện hữu đã bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC từ trạm sạc đến các hạng mục khác thì không yêu cầu thẩm duyệt thiết kế PCCC.
Huviron Việt Nam là đơn vị cung cấp thiết bị và thi công PCCC chính hãng, đa dạng các sản phẩm từ hệ thống báo cháy tự động, mặt nạ phòng độc, bình chữa cháy, trụ cứu hoả, mặt nạ phòng độc, cuộn vòi chữa cháy...
Tham khảo chi tiết các sản phẩm.Tham khảo các thiết bị báo cháy do Huviron Việt Nam cung cấp.