Lắp đặt thiết bị báo cháy cần đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn PCCC để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, tránh lỗi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắp đặt hệ thống báo cháy. Cùng tham khảo bài hướng dẫn dưới đây.
Quy trình lắp đặt thiết bị báo cháy cho các công trình
Bước 1: Kiểm tra bản vẽ
- Kiểm tra bản vẽ so với yêu cầu của chủ đầu tư và thực tế dự án
- Tính toán lại số lượng thiết bị PCCC tổng thể trên bản thiết kế PCCC và số lượng thiết bị cho từng loop.
- Phương thức kết nối giữa các thiết bị trong hệ thống và giữa hệ thống báo cháy với các thiết bị khác như thang máy, quạt tạo áp, máy bơm, hệ thống chữa cháy tự động…
- Tính toán dung lượng ắc quy cần thiết và nguồn sử dụng điện cho các thiết bị
- Xem lại phương án đi dây tối ưu nhất
Bước 2: Kéo dây theo bản vẽ
- Dây nguồn cho chuông đèn, module…
- Dây tín hiệu cho các loop mạch vòng hoặc mạch nhánh, kéo dây tín hiệu từ các đầu báo, module giám sát.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống báo cháy
- Lắp thiết bị báo cháy theo đúng vị trí đã xác định, đảm bảo tuân theo tiêu chuẩn PCCC Việt Nam.
- Kiểm tra tín hiệu và nguồn.
Bước 4: Lập trình
- Cho tủ trung tâm báo cháy học các thiết bị, nhận các thiết bị đã gắn trên đường loop
- Trường hợp hệ thống bị treo trong quá trình tủ tự nhận thiết bị thì tắt nguồn, đo lại dây bởi lỗi này thường do chạm chập.
- Lập trình tên cho các thiết bị (vị trí – khu vực)
- Lập trình điều khiển các thiết bị khác như yêu cầu
- Chờ tủ báo cháy chạy
- Bước 5: Kiểm tra – chạy thử
- Kích hoạt báo cháy ở một số khu vực để kiểm tra hiển thị tín hiệu và tình trạng còi đèn
- Kiểm tra các lỗi có thể phát sinh trên tủ báo cháy
- Hướng dẫn khách hàng kiểm tra, theo dõi hệ thống báo cháy
- Kí kết biên bản nghiệm thu và bàn giao
Hướng dẫn lắp đặt thiết bị báo cháy tại nhà
Chuẩn bị các thiết bị báo cháy cần thiết: tủ báo cháy trung tâm, đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông, đèn báo cháy, dây cáp điện chống cháy, kìm, băng dính điện… Sau đó thực hiện lắp thiết bị báo cháy theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Xác định vị trí lắp các đầu báo cháy. Phân biệt các đầu báo cháy thông thường để có lựa chọn thiết bị và vị trí phù hợp. Thông thường, các thiết bị này thường được lắp trên cao, cách mặt đất 1500 theo tiêu chuẩn PCCC quốc gia.
- Bước 2: Đi dây. Nối dây điện vào 2 tiếp điểm báo cháy trên đế đầu báo cháy (+-). Trng đó một đầu được kéo về tủ báo cháy trung tâm, còn đầu còn lại đi tới các đầu báo khác.
- Bước 3: Lắp đầu báo cháy vào đế phù hợp (lặp lại cho đến khi hết thiết bị cần nối).
- Bước 4: Một đầu kéo tới các đầu báo cháy và nút ấn báo cháy, một đầu kéo về hộp kỹ thuật tầng hoặc trực tiếp về tủ trung tâm báo cháy (điểm cuối của đầu báo cháy cần lắp điện trở cuối kênh).
Lưu ý khi lắp đặt thiết bị PCCC
Hệ thống báo cháy tự động hoạt động theo một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu truyền tới trung tâm báo cháy. Từ đó, trung tâm xử lý thông tin và truyền báo động tới còi đèn và các thiết bị đầu ra (theo cài đặt).
Tham khảo chi tiết: Hệ thống báo cháy tự động gồm những gì? Hoạt động như thế nào?
Vì vậy, để đảm bảo hoạt động của hệ thống, cần lưu ý các điểm dưới đây khi lắp đặt thiết bị báo cháy:
- Hệ thống báo cháy tự động cần được thiết kế đồng bộ
- Nắm rõ các thông số kỹ thuật của thiết bị và tiêu chuẩn PCCC, yêu cầu thiết kế PCCC theo từng dự án
- Lựa chọn nhà thầu thi công PCCC uy tín để đảm bảo chất lượng công trình.
HUVIRON Việt Nam – Đơn vị thi công PCCC
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Huviron là đơn vị cung cấp và thi công hệ thống báo cháy chuyên nghiệp. Tại thị trường Việt Nam, Huviron – đơn vị thành viên của PHUCBINH GROUP là nhà phân phối sở hữu nhiều lợi thế:
- Tư vấn và thiết kế dự án bởi đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm
- Lắp đặt sản phẩm, thiết bị báo cháy chất lượng, chính hãng, đầy đủ CO, CQ
- Giá thành hợp lý, cam kết thời gian
- Cung cấp dịch vụ bảo trì, nâng cấp hệ thống đồng bộ sau thi công.