Tin tức
Tin tức

Phương tiện PCCC là gì? Mẫu phiếu kiểm tra thiết bị PCCC [2024]

Phương tiện PCCC là các thiết bị, máy móc, công cụ… chuyên dụng cho hoạt động PCCC và cứu nạn. Phương tiện PCCC cần được kiểm định theo đúng mẫu phiếu kiểm tra thiết bị PCCC được quy định trong các Nghị định, Luật PCCC có liên quan.

Mẫu phiếu kiểm tra thiết bị PCCC

Phương tiện PCCC là gì?

QCVN 03:2023/BCA - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã giải thích rõ khái niệm phương tiện PCCC là gì?

Theo đó, phương tiện PCCC là phương tiên cơ giới, thiết bị PCCC, máy móc, dụng cụ, hoá chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho công tác PCCC và cứu người, cứu tài sản trong trường hợp xảy ra hoả hoạn.

Danh mục phương tiện PCCC cần kiểm định

Các phương tiện PCCC thuộc diện kiểm định được quy định rõ ràng, bao gồm:

Danh mục kiểm định phương tiện PCCC

  • Xe chữa cháy, xe CNCH (cứu nạn cứu hộ), xe thang chữa cháy, xe cung cấp chất khí chữa cháy, xe trạm bơm, xe chở và nạp khí thở chữa cháy, xe hút khói, máy nạp khí sạch; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy.
  • Máy bơm chữa cháy
  • Phương tiện chữa cháy thông dụng khác như: đầu nối, trụ nước, bình chữa cháy, vòi chữa cháy, lăng chữa cháy.
  • Chất tạo bọt chữa cháy và chất chữa cháy gốc nước.
  • Mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các vật liệu chống cháy hoặc chất chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy như vách ngăn cháy, cửa chống cháy, màn ngăn cháy…
  • Thiết bị báo cháy như tủ báo cháy trung tâm, các đầu báo khói báo cháy, chuông báo cháy, đèn exit, nút ấn khẩn cấp…
  • Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy như tủ điều khiển, chuông, còi, đèn, nút ấn xả chất chữa cháy, van tràn ngập, công tắc áp lực, đầu phun chất chữa cháy các loại, chai chứa khí, công tác dòng chảy, van báo động…
  • Đèn báo sự cố và chỉ dẫn thoát nạn.
  • Quần, áo, ủng, mũ, găng tay chữa cháy chuyên dụng, mặt nạ phòng độc.

Quy định về kiểm tra thiết bị PCCC

Quy chuẩn quốc gia QCVN 03:2023/BCA đã quy định về đánh giá chất lượng phương tiện PCCC như sau:

Về phương thức kiểm tra và đánh giá mẫu phương tiện PCCC

Thực hiện thử nghiệm, kiểm định theo các chỉ tiêu kĩ thuật quy định tại phần 2, QCVN 03:2023/BCA và cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện PCCC trước khi đưa vào lưu thông theo quy định pháp luật.

Phương tiện PCCC được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước có công nghệ dây chuyền và quy trình sản xuất được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và duy trì hệ thống quản lý chuẩn ISO 9001, đã được kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định có các chỉ tiêu kĩ thuật phù hợp QCVN 03:2023/BCA thì khi thực hiện kiểm định các phương tiện PCCC tiếp theo không yêu cầu phải thử nghiệm các chỉ tiêu kĩ thuật có đánh dấu sao (*) tại cột Chỉ tiêu kĩ thuật thuộc phần 2, QCVN 03:2023/BCA.

Số lượng mẫu phương tiện để thử nghiệm, kiểm định được lấy tương ứng theo từng loại quy định tại phần 2, QCVN 03:2023/BCA; mẫu do đơn vị kiểm định trực tiếp lấy mẫu. Các mẫu phương tiện PCCC sau khi kiểm nghiệm, kiểm định thì sẽ được trả lại cho đơn vị đề nghị kiểm định trừ các phương tiện PCCC bị tiêu hao trong quá trình thử nghiệm.

Về sử dụng kết quả kiểm định, kiểm tra thiết bị PCCC

Các phương tiện PCCC thuộc danh mục phải kiểm định theo quy định, đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép thực hiện kiểm định thì cơ quan PCCC và CNCH có thẩm quyền căn cứ kết quả kiểm định của cơ quan, tổ chức nước ngoài để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định trên cơ sở các yêu cầu sau:

  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện kiểm định thiết bị PCCC có chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền công nhận, phù hợp tiêu chuẩn về yêu cầu chung đối với năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (ISO/IEC 17025). Đồng thời, phạm vi công nhận phải phù hợp với phạm vi đề nghị thừa nhận hoặc đã được Bộ Công an kí kết thừa nhận kết quả thử nghiệm, kiểm định.
  • Kết quả kiểm định của cơ quan, tổ chức nước ngoài là kết quả kiểm định cho mẫu phương tiện PCCC còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định; phải đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật thử nghiệm đáp ứng đủ mức yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam.
  • Phương tiện, thiết bị phục vụ kiểm định PCCC cần được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.

Mẫu phiếu kiểm tra thiết bị PCCC

Mẫu PC26: Phiếu đề nghị kiểm định phương tiện PCCC

Mẫu PC26: Phiếu đề nghị kiểm định phương tiện PCCC

BẢNG THỐNG KÊ

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH

(Kèm theo Văn bản đề nghị của ....... (1) .............ngày ..... tháng ....... năm ........)

TT

Tên, số hiệu, quy cách phương tiện PCCC

Ký, mã hiệu

Đơn vị

Số lượng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

Ghi chú









































 

Mẫu PC25: Biên bản kiểm định phương tiện PCCC

Mẫu PC25: Biên bản kiểm định phương tiện PCCC  

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định;

(2) Hồ sơ, tài liệu gồm: văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định

Mẫu số PC28: Biên bản lấy mẫu kiểm tra thiết bị PCCC

Mẫu số PC28: Biên bản lấy mẫu kiểm tra thiết bị PCCC

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm định.

Quy trình kiểm định thiết bị PCCC

Nghị định số 50/2024/NĐ-CP đã có những thay đổi so với Nghị định 136/2020/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận kiểm định thiết bị PCCC, cụ thể tại Điều 7 như sau:

1. Hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhân kiểm định phương tiện PCCC thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 38 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 13 Điều 1, các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo mẫu số 3, Phụ lục ban hành kèm Thông tư 01/2018/TT-VPCP hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại trong trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến

2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy đinh, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi thông tin đầy đủ vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo Thông tư số 06/2020/TT-BCA và báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, kí và bàn giao hồ sơ đến bộ phận được giao giải quyết.

3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ kèm Thông tư số 06/2020/TT-BCA hoặc trên Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.

4. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ kiểm định thiết bị PCCC thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Kiểm tra hồ sơ, tính pháp lý và sự phù hợp của các tài liệu theo quy định tại Nghị định số 50/2024/NĐ-CP.
  • Kiểm tra, đối chiếu nội dung biên bản kiểm định phương tiện PCCC, kết quả thử nghiệm và các tài liệu trong hồ sơ với các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC.
  • Căn cứ kết quả kiểm tra, đối chiếu, dự thảo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC theo mẫu PC29, phụ lục IX ban hành kèm Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, văn bản thông báo chi phí in tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đăng ký số tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và ghi đầy đủ vào Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký trong trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu. Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ cần dự thảo văn bản trả lời kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC, báo cáo lãnh đạo, người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, kí.
  • Sau khi Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC hoặc văn bản trả lời được duyệt, kí thì thực hiện lấy số, đóng dấu văn bản theo quy định; dự thảo văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức và phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức dán tem kiểm định lên thiết bị PCCC theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiên PCCC.
  • Bàn giao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC hoặc văn bản trả lời kết quả giải quyết hồ sơ kiểm định phươg tiện PCCC cho bộ phận trả kết quả.
  • Phối hợp với cơ quan, tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (thiết bị PCCC) và tổ chức dán tem kiểm định theo quy định.

5. Lập và lưu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ.

Hy vọng những thông tin mà Huviron Việt Nam cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống báo cháy địa chỉ và hệ thống báo cháy thường. Khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống báo cháy, mua thiết bị báo cháy, vui lòng liên hệ Huviron Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị PCCC

Xem thêm