Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 135/2024/BTTTT về thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet (camera IP) sẽ được chính thức áp dụng thử nghiệm từ ngày 15/2.
Nguy cơ mất an toàn thông tin từ camera IP
Camera giám sát là thiết bị an ninh được sử dụng phổ biến trong các gia đình, văn phòng, nhà máy… đến các khu vực công cộng, camera giao thông, camera phạt nguội để tăng cường hiệu quả quản lý.
Tuy nhiên, đi kèm đó cũng là những rủi ro tiềm ẩn về lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin. Bởi camera là một trong những thiết bị được các nhóm tin tặc nhắm tới trong các cuộc tấn công chiếm quyền điều khiển hay đánh cắp dữ liệu cá nhân.
Ngoài ra, camera còn có thể trở thành thiết bị để các nhóm hacker phát tán những phần mềm độc hại, phá huỷ hệ thống thông tin.
Theo chia sẻ từ Cục An toàn Thông tin – Bộ Thông tin truyền thông, trong quý 4/2024, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 800.000 camera giám sát ở Việt Nam đang chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên Internet. Trong đó, khoảng 45% số camera giám sát này có nguy cơ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển.
Trên mạng xã hội hiện vẫn tồn tại hàng trăm hội nhóm công khai rao bán hình ảnh và video không chính thống thu được từ camera giám sát với số lượng đông hội viên.
Đặc biệt, trong bối cảnh camera ngày càng phổ biến như hiện nay, không chỉ các hộ gia đình mà các doanh nghiệp, cơ quan, hệ thống Chính quyền điện tử, các thành phố thông minh… cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh quốc gia từ việc lộ lọt dữ liệu camera.
Quy chuẩn an toàn camera giám sát
Nhận thức những mối nguy tiềm ẩn đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) đã ban hành nhiều văn bản, quy định về an toàn thông tin. Cụ thể:
- Năm 2021: Danh mục yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng, trong đó có camera giám sát.
- Tháng 5/2024: Bộ tiêu chí về an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Đây là quy định hướng dẫn chi tiết về những yêu cầu kỹ thuật đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu camera; cũng như các đơn vị sử dụng thiết bị an ninh này.
- Tháng 12/2024: QCVN 135/2024/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet (camera IP) – Các yêu cầu an toàn thông tin cơ bản.
Lộ trình áp dụng QCVN 135/2024/BTTTT
QCVN 135: 2024/BTTTT được ban hành vào ngày 31/12/2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/2/2025.
Bên cạnh các quy định chung nhằm mục tiêu tăng cường quản lý, QCVN 135: 2024/BTTTT còn quy định cụ thể về 11 nhóm yêu cầu kỹ thuật liên quan đến:
- Khởi tạo mật khẩu duy nhất
- Quản lý lỗ hổng bảo mật
- Quản lý cập nhật
- Lưu trữ các tham số an toàn nhạy cảm
- Quản lý kênh giao tiếp an toàn
- Phòng chống tấn công thông qua các giao diện của thiết bị
- Bảo vệ dữ liệu người sử dụng
- Khả năng tự khôi phục lại hoạt động sau sự cố
- Xoá dữ liệu trên thiết bị camera
- Bảo vệ dữ liệu trên camera giám sát
Theo lộ trình, kể từ ngày 15/2/2025, quy chuẩn QCVN 135/2024/BTTTT sẽ được áp dụng trong thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.
Từ ngày 1/1/2026, các thiết bị camera IP nhập khẩu và sản xuất trong nước sẽ phải đáp ứng QCVN 135/2024/BTTTT để tăng cường vấn đề bảo mật, an toàn thông tin.
Theo Vietnamnet
Từ những nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân từ camera hoạt động theo cơ chế lưu trữ đám mây và qua các app kết nối camera với điện thoại, ngày càng nhiều dự án quan trọng yêu cầu cao về xuất xứ camera. Huviron Việt Nam là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm camera chất lượng cao, camera Hàn Quốc, camera của thương hiệu Mỹ như camera Cpro, camera Honeywell... và các phụ kiện mạng, dây cáp mạng, cáp chống cháy.
Đặc biệt, với Cloud Server được đặt tại Việt Nam, với tính bảo mật cao, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Camera giám sát Huviron mà không sợ bị lộ thông tin ra bên ngoài.