Nhằm đảm bảo an toàn PCCC nhà xưởng cần tuân theo Luật PCCC 2020 và các quy định, nghị định có liên quan như nghị định 79/2014/NĐ-CP, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 50/2024/NĐ-CP…
PCCC nhà xưởng do tổ chức nào quản lý
Nghị định 50/2024/NĐ-CP ban hành ngày 10/5/2024 của Chính phủ đã quy định rõ các cấp quản lý PCCC nhà xưởng, cụ thể như sau:
Danh mục dự án, công trình thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế PCCC của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH bao gồm các nhà máy, nhà xưởng:
- Công trình xây dựng trên địa bàn hành chính từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.
- Nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh hoạc có tổng công suất vượt 500.000 tấn sản phẩm/ năm; kho xăng dầu có tổng dung tích chứa lớn hơn 100.000 mét khối, kho chứa khí hoá lỏng có tổng dung tích chứa trên 100.000 mét khối.
- Khu liên hợp gang thép có dung tích lò cao trên 1.000 mét khối;
- Nhà máy in tiền; nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô có tổng sản lượng trên 10.000 xe/năm; nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy có tổng sản lượng trên 500.000 xe/năm;
- Nhà máy sản xuất hoá chất cơ bản, hoá chất nguy hiểm độc hại, hoá chất vô cơ, hữu cơ, hoá chất công nghiệp khác có tổng sản lượng từ 10.000 tấn/năm trở lên.
- Nhà máy sản xuất, kho trạm chiết nạp sản phẩm hoá dầu có tổng sản lượng từ 50.000 tấn/năm trở lên
- Nhà máy sản xuất pin hoá học có tổng sản lượng trên 250 triệu viên/ năm
- Nhà máy sản xuất, tái chế ắc quy có tổng sản lượng trên 300.000 kWh/năm
- Nhà máy sản xuất săm, lốp xe ô tô, máy kéo có tổng sản lượng trên 1 triệu chiếc mỗi năm
- Nhà máy sản xuất sơn có tổng sản lượng trên 100.000 tấn mỗi năm
- Nhà máy sản xuất thuốc lá có tổng sản lượng trên 200 triệu bao thuốc lá mỗi năm
- Nhà máy chế tạo linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử có tổng sản lượng trên 400 triệu sản phẩm mỗi năm.
- Ngoài ra còn các công trình, dự án khác (không phải nhà máy) theo quy định tại phụ lục Va, Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Danh mục các nhà máy do UBND quản lý PCCC
- Nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3.
- Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất dưới 2.500 m3; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất dưới 5.000 m3.
- Kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng khối tích dưới 1.500 m3; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được dưới 1.000 m2.
- Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh có diện tích dưới 300 m2.
- Ngoài ra còn các công trình, dự án khác (không phải nhà máy) theo quy định tại phụ lục IV, Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Danh mục các nhà máy do cơ quan công an quản lý PCCC
- Nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
- Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 150 kg trở lên.
- Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất từ 2.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất từ 5.000 m3 trở lên.
- Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.
- Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh từ 300 m2 trở lên.
- Ngoài ra còn các công trình, dự án khác (không phải nhà máy) theo quy định tại phụ lục III, Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn PCCC nhà xưởng
Về điều kiện an toàn PCCC nhà xưởng
Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể về các điều kiện an toàn PCCC, bao gồm:
- Có nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn PCCC, sơ đồ thoát nạn phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành.
- Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tương ứng với các loạ hình cơ sở và được huấn luyện về nghiệp vụ PCCC, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu PCCC tại chỗ.
- Có phương án PCCC được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền
- Đảm bảo hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện được kiểm tra định kỳ, tuân thủ các yêu cầu an toàn trong sử dụng điện.
- Có hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phục vụ hệ thống cấp nước, chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, ngăn khói lan, thoát nạn…
- Có chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC, nghiệm thu PCC của các cấp có thẩm quyền.
Về thiết kế xây dựng nhà xưởng
Điều 11, nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định nội dung thẩm duyệt PCCC đối với công trình bao gồm:
- Đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC nhà xưởng với các công trình xung quanh
- Đánh giá hạng nguy hiểm cháy nổ, bố trí công năng của công trình có liên quan đến các hạng mục PCCC
- Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, chống tụ khói
- Giải pháp thoát nạn
- Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC
- Hệ thống báo cháy tự động
- Hệ thống cấp nước chữa cháy
- Các phương tiện, thiết bị báo cháy, thiết bị PCCC theo quy định (đảm bảo về số lượng và chất lượng)
Về thẩm duyệt PCCC nhà xưởng
Theo quy định tại Điều 13, Nghị định Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các nhà xưởng nhỏ không cần có thiết kế, thẩm duyệt PCCC mà chỉ cần đảm bảo quy định về PCCC. Nhưng với nhà xưởng có khối tích từ 3.000 mét khối trở lên thì thuộc diện thẩm duyệt thiết kế PCCC.
Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC nhà xưởng bao gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét, thẩm duyêt thiết kế PCCC của chủ đầu tư hoặc đơn vị uỷ quyền (có văn bản uỷ quyền hợp lệ)
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư công)
- Dự toán xây dựng công trình
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đầu tư
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công PCCC thể hiện các nội dung yêu cầu về PCCC
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC của đơn vị thiết kế, thuyết minh thiết kế cơ sở
Trong đó, các văn bản, giấy tờ trong hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC phải đảm bảo là bản chính hoặc bản sao công chứng, bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Đồng thời, các bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế PCCC phải có xác nhận của chủ đầu tư.
Trách nhiệm PCCC đối với nhà xưởng, nhà kho
- Chủ cơ sở: Chịu trách nhiệm quản lý chung, phân công cán bộ PCCC, đảm bảo tổ chức tập huấn, trang bị phương tiện PCCC và báo cáo công tác PCCC theo quy định.
- Cán bộ quản lý PCCC: Có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp PCCC tại nhà máy, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC.
Tham khảo: PCCC là trách nhiệm của ai?
Lưu ý PCCC nhà xưởng
Nhằm đảm bảo an toàn PCCC nhà xưởng, chủ đầu tư cần lưu ý các điểm cơ bản dưới đây:
- Tuân thủ an toàn PCCC theo quy định của pháp luật: thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC đúng quy trình.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn PCCC cho CBNV, bổ sung các kiến thức, kỹ năng PCCC và thoát nạn trong trường hợp xảy ra hoả hoạn.
- Định kỳ bảo dưỡng thiết bị PCCC và hệ thống báo cháy tự động
- Có phương án PCCC, thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp và thường xuyên cập nhật giải pháp theo thay đổi của thực tế.
- Kiểm tra và nhắc nhở CBNV tuân thủ an toàn trong sử dụng điện, giữ gìn vệ sinh nhà xưởng và các khu vực thoát nạn, lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Việc đảm bảo PCCC nhà xưởng là điều kiện bắt buộc để bảo vệ sự an toàn của mọi người, hạn chế rủi ro về tài sản khi xảy ra sự cố. Hy vọng những thông tin mà Huviron Việt Nam cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định PCCC nhà xưởng và các lưu ý. Khách hàng có nhu cầu mua thiết bị phòng cháy chữa cháy, vui lòng liên hệ Huviron Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng.