Các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện cần thực hiện kiểm tra, thẩm duyệt thiết kế PCCC, nghiệm thu hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động được quy định chi tiết trong Luật PCCC.
Trách nhiệm của chủ đầu tư về giám sát thi công
Theo quy định của Luật PCCC Việt Nam, đối với các công trình, phương tiện thuộc diện thẩm duyệt thiết kế PCCC, đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt thiết kế về PCCC, khi tổ chức thi công, chủ đầu tư cần có trách nhiệm:
1. Kiểm tra, giám sát việc thi công theo đúng thiết kế PCCC đã được thẩm duyệt. Đồng thời, thiết kế bổ sung, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt về PCCC các nội dung thay đổi nếu có sự thay đổi trong quá trình thi công ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.
Cụ thể:
- Điểm b, khoản 5, điều 15, Nghị định 136/2020/ NĐ-CP: Đối với dự án, công trình phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của thiết kế với các quy định hiện hành theo các nội dung sau: Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để thiết kế công trình; đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; hệ thống cấp nước chữa cháy; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy nổ và bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp chống tụ khói; giải pháp thoát nạn; giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn; phương án chống sét, chống tĩnh điện; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy của công trình;
- Điểm c, khoản 5, điều 15, Nghị định 136/2020/ NĐ-CP: Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
Lưu ý: Đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định, khi lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì chỉ thầm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong công trình.
2. Chủ đầu tư cần tổ chức nghiệm thu về PCCC và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu trên cơ sở nghiên cứu kĩ hồ sơ thiết kế PCCC đã được thẩm duyệt.
Chi tiết nội dung thẩm duyệt hệ thống báo cháy
Chủ đầu tư cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế PCCC trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông vào hoạt động/ sử dụng.
Trong đó, theo khuyến nghị của Cục cảnh sát PCCC và CNCH, Chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý các nội dung công việc sẽ được kiểm tra nghiệm thu dưới đây (bao gồm hồ sơ thiết kế và các thiết bị báo cháy):
1. Về hồ sơ thẩm duyệt: Nghiên cứu kĩ hồ sơ thiết kế kĩ thuật đã được thẩm duyệt về PCCC.
2. Về nghiệm thu tủ trung tâm báo cháy
Kiểm tra trực quan:
- Vị trí lắp đặt (chiều cao, kết cấu của vị trí lắp đặt tỷ báo cháy có đúng quy định?)
- Chủng loại tủ báo cháy theo hồ sơ thiết kế và giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (số loop, số địa chỉ/loop, thương hiệu).
- Khả năng hiển thị khu vực hoặc địa chỉ báo cháy
- Cách thức đấu nối của tủ theo hồ sơ thiết kế và hướng dẫn
- Nguồn điện (AC và DC) cấp cho tủ
- Hướng dẫn vận hành bằng tiếng Việt
Kiểm tra thử nghiệm:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ (lỗi hay không lỗi)
- Kiểm tra khả năng giám sát của hệ thống báo cháy đối với các thiết bị ngoại vi: giám sát van chặn của hệ thống sprinkler, công tắc dòng chảy, hệ thống thang máy thường, thang máy chữa cháy, hệ thống drencher (nếu có), hệ thống chữa cháy khí, hệ thống hút khói, tăng áp, thang máy, van ngắt của hệ thống LPG, giám sát mức nước trong bể (nếu có)…
Tham khảo thêm: Lưu ý khi lắp tủ báo cháy trung tâm
3. Về nghiệm thu đầu báo khói
Kiểm tra trực quan
- Kiểm tra vị trí, số lượng và chủng loại đầu báo cháy (lưu ý khu vực lắp đặt đầu báo cháy, khoảng cách với trần, sàn nâng, trần giả…).
- Kiểm tra chỉ thị của đầu báo cháy
- Kiểm tra khoảng cách của đầu báo cháy khói tới hệ thống cấp gió
- Khoảng cách đầu báo cháy tới tường, khoảng cách đầu báo cháy tia chiếu tới trần nhà.
Kiểm tra thử nghiệm
- Sử dụng thiết bị thử tương ứng để kích hoạt khả năng hoạt động của đầu báo cháy.
4. Về nghiệm thu nút ấn, chuông đèn
Kiểm tra trực quan
- Kiểm tra vị trí lắp đặt và số lượng theo hồ sơ thiết kế PCCC đã được duyệt
Kiểm tra thử nghiệm
- Kiểm tra tín hiệu hoạt động của nút ấn, chuông đèn khi hệ thống có tín hiệu báo cháy: đèn có phản ứng sáng liên tục, chớp cảnh báo? Chuông báo cháy có hoạt động? Cường độ âm thanh có đủ thông báo?
5. Về nghiệm thu cáp tín hiệu
- Kiểm tra cáp chống cháy, chống nhiễu (nếu có), tiết diện dây thông qua phương pháp kiểm tra trực quan, đối chiếu các thông số với hồ sơ đã được thẩm duyệt.
Trình tự đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Cơ quan công an, đơn vị phụ trách PCCC theo quy định của Luật PCCC. Trường hợp uỷ quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản uỷ quyền kèm theo, xuất trình thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao, bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận đối chiếu).
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ, tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC (mẫu PC03) giao cho người nộp hồ sơ 1 bản và lưu lại 1 bản.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh. (mẫu PC04).
Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo thông báo nộp phí.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.