Tin tức
Tin tức

Chi tiết nghị định 106/2025 về xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC

Ngày 15/5/2025, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2025/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nghị định mới về PCCC đã khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn công tác PCCC.

Chi tiết nghị định 106/2025 về xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC

Nội dung Nghị định 106/2025 về xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC

Nghị định 106/2025/NĐ-CP được xây dựng gồm 4 chương, 41 Điều với các nội dung chi tiết.

Chương I: Quy định chung

Bao gồm 5 điều, nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả, mức phạt tiền trong lĩnh vực PCCC và CNCH; thời hiệu xử lý vi phạm hành chính.

Chương II: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Chương II này bao gồm 23 điều quy định cụ thể về các nội dung:

Điều 6. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức tuyên truyền, phổ biển, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng quy định tại Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hằng năm cho đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vì sử dụng đối tượng quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về ban hành, niêm yết nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chứa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không đủ nội dung theo quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông;

b) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không đúng vị trí quy định.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã được niêm yết

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vị không ban hành hoặc không niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Điều 8. Vi phạm quy định về thành lập quản lý Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định;

b) Cơ quan, tổ chức hoạt động trong cơ sở không cử người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy có dưới 20 người thường xuyên làm việc;

b) Không bố trí địa điểm trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vì không bố trí lực lượng, phương tiện của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hằng ngày

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

Điều 9. Vi phạm quy định hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đủ tài liệu trong hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vị không lập hỗ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Điều 10. Vi phạm quy định kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vì sau đây:

a) Không xuất trình hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phục vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;

b) Gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở không đúng thời hạn;

c) Không thực hiện yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, c u nạn, cứu hộ tại văn bản kiến nghị để cơ sở khắc phục những tồn tại, hạn chế.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có thẩm quyền kiểm tra sau khi đã nhận được thông báo kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy;

b) Không gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vì không thực hiện tự kiểm tra ra về phòng cháy, chữa cháy định kỳ.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấp hành việc đình chỉ hoạt động có thời hạn tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;

b) Không chấp hành quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 11. Vị phạm quy định về phòng cháy, chứa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những khu vực có quy định cấm;

b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 12. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 dồng đối với hành vi không duy tri thiết bị điện phòng nổ đã được trang bị, lắp đặt.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vì không trang bị, lắp đặt, sử dụng thiết bị điện phòng nổ.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà;

b) Không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy;

c) Không duy trì nguồn điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện giải pháp ngăn cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Điều 13. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống tiếp địa, chống sét

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, bảo trì định kỳ hệ thống tiếp địa, chống sét.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lắp đặt hệ thống tiếp địa, chống sét không bảo đảm theo quy định;

b) Không duy trì hệ thống tiếp địa, chống sét đã được lắp đặt.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống tiếp địa, chống sét cho nhà, công trình.

4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 14. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong quản lý, bảo quản, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sắp xếp hoặc bố trí chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không bảo đảm theo quy định;

b) Bảo quản chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản hoặc sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi để hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ có chỉ số nguy hiểm cháy, nổ vượt quá giới hạn dưới của giới hạn nồng độ bắt cháy.

4 . Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vì sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đổi với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vì vi phạm quy định tại các khoản 4 và khoản 5 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc giảm số lượng, khối lượng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc di chuyền chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đúng nơi quy định đối với hành vi vì phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì thiết bị phát hiện rò ri chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được trang bị, lắp đặt;

b) Không duy trì thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện đã được trang bị, lắp đặt.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không trang bị, lắp đặt thiết bị phát hiện rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nồ;

b) Không trang bị, lắp đặt thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định;

b) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sang thiết bị chứa không đúng chủng loại hoặc không phù hợp với loại chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc kinh doanh trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khỉ để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ 06 tháng đến 12 tháng đổi với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sắp xếp, bố trí chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyền không bảo đảm an toàn phòng cháy.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy của phương tiện giao thông khi vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không được phép trên cùng một phương tiện giao thông;

c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện giao thông vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy khi bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện giao thông;

b) Không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ;

c) Bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm an toàn phòng cháy.

4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy của phương tiện giao thông khi vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy cho thiết bị, đường ổng chuyển chất khí, chất lỏng đễ cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Buộc bốc, dỡ, bơm, chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm bảo đảm an toàn phòng cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 17. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định đối với cơ sở phải muaua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

b) Nộp từ 50% đến đưới 100% tổng số tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp dưới 50% tổng số tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 2 theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc nhóm 1 theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

b) Không nộp tiền được trích cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.

Điều 18. Vi phạm quy định về thẩm định thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vì sau đây:

a) Chuyển đổi, bổ sung công năng hoặc cải tạo công trình, hạng mục công trình trong quá trình sử dụng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành;

b) Hoán cải phương tiện giao thông trong quá trình sử dụng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc sản xuất, lắp ráp, đóng mới phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kể về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông đã được thẩm duyệt thiết kế hoặc thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vào khai thác, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan quản lý chuyên ngành.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bồ sung:

a) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 19. Hành vi vi phạm về lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh, đưa phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào lưu thông khi chưa được cấp phép;

b) Sử dụng hồ sơ, tài liệu sai sự thật để đề nghị cấp giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại giấy phép lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 20. Vi phạm quy định về trang bị, lắp đặt phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ không bảo đảm theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vì trang bị, lấp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn không bảo đảm theo quy định.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành không bảo đảm theo quy định.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống báo cháy không bảo đảm theo quy định;

b) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy không bảo đảm theo quy định.

9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy;

b) Không trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy;

c) Không trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

10. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vì quy định tại các khoản 2, 5, 6 và khoản 7 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

11. Hình thức xử phạt bỗ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 9 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc trang bị, lắp đặt đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này;

d) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

đ) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.

Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tự ý di chuyển, che khuất phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã được trang bị, lắp đặt.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đủ số lượng hoặc không bảo đảm chất lượng của phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ đã được trang bị, lắp đặt.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì hoạt động của đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn đã được trang bị, lắp đặt;

b) Không duy trì hoạt động của thiết bị báo cháy độc lập đã được trang bị, lắp đặt.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì hoạt động của thiết bị thuộc hệ thống báo cháy đã được trang bị, lắp đặt;

b) Không duy trì hoạt động của thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy đã được trang bị, lắp đặt.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không đưa phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới vào trực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì hoạt động của hệ thống báo cháy đã được trang bị, lắp đặt;

b) Không duy trì hoạt động của hệ thống chữa cháy đã được trang bị, lắp đặt.

7. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc duy trì đủ số lượng, bảo đảm chất lượng phương tiện chữa cháy thông dụng, dụng cụ phá dỡ thô sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc duy trì đèn, phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn đối với hành vi viV1 phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Buộc duy trì thiết bị báo cháy độc lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Buộc duy trì hệ thống báo cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 6 Điều này;

e) Buộc duy trì hệ thống chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định về bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đổi với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng hoặc thiết bị báo cháy độc lập;

b) Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy không bảo đảm nội dung theo quy định;

c) Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy không bảo đảm nội dung theo quy định;

d) Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới không bảo đảm nội dung theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vì không bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo dưỡng hệ thống báo cháy;

b) Không bảo dưỡng hệ thống chữa cháy.

Điều 23. Vi phạm quy định về thông gió, chống khói

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống thông gió thoát khói không bảo đảm theo quy định;

b) Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống tạo áp suất dư cho khu vực cần chống nhiễm khói không bảo đảm theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đuy trì thông gió tự nhiên hoặc không duy trì hệ thống thông gió thoát khói đã được trang bị, lắp đặt;

b) Không duy trì hệ thống tạo áp suất dư cho khu vực cần chống nhiễm khói đã được trang bị, lắp đặt.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì giải pháp thông gió cho khu vực sản xuất, bảo quản, kinh doanh, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được trang bị, lắp đặt.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có giải pháp thông gió tự nhiên hoặc không có giải pháp thông gió thoát khói;

b) Không trang bị, lắp đặt hệ thống tạo áp suất dư cho khu vực phải trang bị, lắp đặt.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống thông gió thoát khói đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc trang bị, lắp đặt hệ thống tạo áp suất dư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc duy trì giải pháp thông gió, hệ thống thông gió thoát khói đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này

d) Buộc duy trì hệ thống tạo áp suất dư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

đ) Buộc duy trì giải pháp thông gió cho khu vực sản xuất, bảo quản, kinh doanh, sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 24. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lắp gương trên đường thoát nạn;

b) Cửa đi trên lối ra thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi để vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác cản trở lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì của đi đã được lắp đặt trên lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn;

b) Khóa cửa đi lắp đặt trên lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của gian phòng, khu vực;

b) Không có đủ lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của gian phòng, khu vực.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vì sau đây:

a) Không duy trì lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình;

b) Không có đủ lối thoát nạn hoặc đường thoát nạn của nhà, công trình.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo gương trên đường thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc mở cửa theo chiều thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc di chuyển vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Buộc duy trì cửa đi trên lối thoát nạn, đường thoát nạn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về ngăn cháy

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi để vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì bộ phận ngăn cháy đã được thi công, lắp đặt, trừ hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ổng dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;

b) Lắp đặt ống dẫn khí cháy, chất lỏng cháy tại khu vực không được phép hoặc không bảo đảm an toàn phòng cháy.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì khoảng cách phòng cháy, chữa cháy giữa các nhà và công trình;

b) Không có bộ phận ngăn cháy, trừ hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc không duy trì tường ngăn cháy hoặc vách ngăn cháy hoặc sản ngăn cháy.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy.

7. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vì vi phạm quy định tại khoản 6 Điểu này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc di chuyển vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông, vật dụng, thiết bị khác bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc duy trì bộ phận ngăn cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc duy trì khoảng cách phòng cháy, chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

d) Buộc lắp đặt hoặc duy trì tường ngăn cháy hoặc vách ngăn cháy hoặc sàn ngăn cháy hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định về xây dựng, phê duyệt và thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông không bảo đảm nội dung theo quy định;

b) Không cập nhật, bổ sung hoặc không chỉnh lý phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông;

c) Không phê duyệt hoặc phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông không đúng thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực tập hết các tình huống trong phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông;

b) Không bố trí đủ lực lượng hoặc phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an khi được người có thẩm quyền huy động

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không phối hợp xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;

b) Không phối hợp tham gia thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương tiện giao thông.

Điều 27. Vi phạm quy định về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấp hành mệnh lệnh hoặc quyết định huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;

b) Không tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy trong điều kiện, khả năng cho phép.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản hoặc cản trở việc thông tin báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong: các hành vi sau đây:

a) Lấn chiếm hoặc bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới;

b) Cố ý báo cháy giả hoặc cố ý báo tình huống cứu nạn, cứu hộ giả;

c) Không báo cháy hoặc không báo tình huống cứu nạn, cứu hộ.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

b) Lợi dụng việc tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai báo không đầy đủ thông tin của cơ sở vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy theo quy định;

b) Khai báo không đầy đủ thông tin của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý chuyên ngành khi lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cập nhật thông tin khi cơ sở có thay đổi so với thông tin đã khai báo trước đó vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy;

b) Không chi trả chi phí duy trì hoạt động của thiết bị truyền tin báo cháy để kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo thông tin của phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy vào cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý chuyên ngành khi lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo thông tin của cơ sở vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyển tin báo cháy.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý ngắt kết nối hoặc không khắc phục các hư hỏng dẫn đến làm mất khả năng kết nối của thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vì sau đây:

a) Không trang bị, lắp đặt thiết bị truyền tin báo cháy;

b) Không kết nối thiết bị truyền tin báo cháy với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy theo quy định.

Chương III quy định thẩm quyền lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính theo các cấp

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
  • Công an nhân dân
  • Bộ đội biên phòng
  • Kiểm lâm
  • Kiểm ngư
  • Cảnh sát biển
  • Thanh tra

Chương IV (bao gồm 4 điều) quy định về Điều khoản thi hành.

Những điểu mới của Nghị định số 106/2025/NĐ-CP so với hiện hành

So với các quy định hiện hành, Nghị định số 106/2025/NĐ-CP đã có những thay đổi cơ bản dưới đây:

  • Bổ sung đối tượng phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật PCCC và CNCH.
  • Bổ sung quy định về hình thức xử phạt bổ sung “Đình chỉ hoạt động có thời hạn” đối với các hành vi có nguy cơ trực tiếp gây cháy nổ.
  • Bổ sung 7 điều mới để phù hợp với Luật PCCC 2025, bao gồm quy định về lưu thông phương tiện PCCC; trang bị, lắp đặt phương tiện PCCC; quy định sử dụng phương tiện PCCC; quy định vè bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC; quy định về thông gió chống khói; quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hoá; quy định về phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
  • Bổ sung quy định cụ thể đối với các hành vi vi phạm khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Nâng các mức phạt hành chính (phạt tiền) với các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH, tập trung xử phạt mức cao đối với các hành vi có tính chất nguy hiểm.
  • Bãi bỏ thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND cấp huyện và Trưởng Công an huyện theo mô hình tổ chức mới.
Xem thêm