Tin tức
Tin tức

Nguy cơ rò rỉ thông tin từ camera hoạt động theo cơ chế đám mây

Camera giám sát hoạt động theo cơ chế đám mây ngày càng phổ biến. Nhưng song song với đó là những nguy cơ mất an toàn thông tin, dễ dàng bị tấn công DDoS gây rò rỉ dữ liệu.

Theo NCSC - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Việt Nam ước tính hiện toàn cầu có hơn 1 tỷ camera giám sát đang hoạt động, tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ mỗi ngày. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của camera hoạt động theo cơ chế đám mây đang đưa ra nhiều nguy cơ và thách thức về bảo mật thông tin.

Nguy cơ rò rỉ thông tin từ camera giám sát

Điểm lại những vụ tấn công vào hệ thống camera giám sát

Một trong những vụ tấn công camera giám sát lớn nhất trong lịch sử là sự kiện mạng Mirai đã bị botnet tấn công năm 2016. Tin tắc đã sử dụng hàng trăm thiết bị IoT, trong đó có camera giám sát hoạt động theo cơ chế đám mây để tạo ra một mạng lưới bonet khổng lồ, làm tê liệt nhiều website và dịch vụ trên toàn cầu.

Năm 2019, một số nhân viên của công ty camera an ninh gia đình đã bị phát hiện cố tình truy cập trái phép vào dữ liệu của khách hàng. Vụ bê bối này của Ring đã dấy lên các lo ngại về cách thức lưu trữ và xử lý dữ liệu từ video camera giám sát.

Cũng trong năm 2019, Wyze - một công ty chuyên sản xuất camera giá rẻ cũng đã làm rò rỉ dữ liệu thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng, bao gồm cả thông tin wifi, nhận diện khuôn mặt, địa chỉ email...

Năm 2023, hàng trăm camera an ninh của hãng Hikvision - Trung Quốc cũng bị tấn công thông qua một lỗ hổng đã được phát hiện từ năm 2021 do một số người dùng không cập nhật thông tin, cài đặt bản vá cho thiết bị.

Gần đây nhất, năm 2024, công ty thiết bị gia đình Wyze tiếp tục gặp sự cố liên quan đến camera giám sát. Cụ thể khoảng 13.000 người đã vô tình xem được các hình ảnh dữ liệu thu được từ camera giám sát của các khách hàng khác.

Còn tại Việt Nam, những năm qua cũng đã xảy ra nhiều vụ lộ lọt hình ảnh thu được từ camera giám sát của gia đình và bị tung lên mạng. Một số website quảng cáo có thể xem trực tiếp camera giám sát không cần mật khẩu vẫn tồn tại và liên tục cập nhật hình ảnh. Đặc biệt, một số hacker vẫn rao bán quyền truy cập camera giám sát tại Việt Nam, có những hệ thống lên tới 100.000 camera.

Mục đích của tội phạm

Các hacker thu thập trái phép hình ảnh từ camera giám sát với nhiều mục đích tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến.

Khi đã nắm giữ thông tin cá nhân và các hình ảnh nhạy cảm thu được từ camera, hacker có thể sử dụng để tống tiền nạn nhân hay giao dịch với các tổ chức lừa đảo.

Ngoài ra, việc nắm giữ thông tin cá nhân cũng giúp các hãng công nghệ có thể dễ dàng nắm bắt thói quen, sở thích, hành vi của người dùng, từ đó trực tiếp sử dụng nguồn dữ liệu này hoặc cung cấp cho bên thứ ba để khai thách nhằm mục đích kinh doanh.

Đặc biệt, khi các ứng dụng xem camera hiện nay đang được sở hữu bởi các tập đoàn lớn của Mỹ, Trung Quốc, Nga... sẽ cho phép các quốc gia này có thể thu thập thông tin (công khai hoặc không công khai) trên phạm vi toàn cầu phục vụ các mục đích khác nhau dưới danh nghĩa đảm bảo an ninh quốc gia.

Các dữ liệu thu được từ camera giám sát cũng có thể được sử dụng với mục đích giám sát, theo dõi hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan.

Thách thức quản lý camera giám sát tại Việt Nam

Thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong 5 năm gần đây, hơn 16 triệu camera giám sát của các hãng khác nhau đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Và ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát được sử dụng. Trong đó có hơn 90% camera xuất xứ Trung Quốc và có chuyển dữ liệu ra nước ngoài. Bởi các sản phẩm camera giám sát đang dần dịch chuyển qua xu thế tương tác trực tiếp với người dùng qua app kết nối camera và lưu trữ trên đám mây.

Huviron Việt Nam cung cấp các dòng camera Hàn Quốc

Điều này đặt ra những lo ngại về bảo mật thông tin, an ninh mạng khi camera giám sát Việt Nam được kết nối với máy chủ đặt tại nước ngoài.

Tổng hợp tin từ Chí Hiếu/VTC

Từ những nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân từ camera hoạt động theo cơ chế lưu trữ đám mây và qua các app kết nối camera với điện thoại, ngày càng nhiều dự án quan trọng yêu cầu cao về xuất xứ camera. Huviron Việt Nam là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm camera chất lượng cao, camera Hàn Quốc, camera của thương hiệu Mỹ như camera Cpro, camera Honeywell... và các phụ kiện mạng, dây cáp mạng. Đặc biệt, với Cloud Server được đặt tại Việt Nam, với tính bảo mật cao, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Camera giám sát Huviron mà không sợ bị lộ thông tin ra bên ngoài.

Xem thêm