Cáp cháy chậm và cáp chống cháy ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hệ thống PCCC nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Nhưng liệu cáp chống cháy có nghĩa là không bị cháy? Cùng tìm hiểu định nghĩa cáp cháy chậm và cáp chống cháy là gì? Ứng dụng trong những trường hợp như thế nào.
Cáp chống cháy là gì?
Cáp chống cháy không có nghĩa là không bị cháy. Cáp chống cháy là loại cáp điện có đặc tính khó cháy, hạn chế tình trạng cháy lan và khi xảy ra cháy, cáp vẫn có thể đảm bảo dẫn điện trong một khoảng thời gian nhất định. Tuỳ chất liệu, tiêu chuẩn cáp chốnng cháy, thời gian chịu nhiệt sẽ khác nhau.
Cáp chống cháy được chia làm hai loại cơ bản:
- Cáp loại thường: Cu/Mica/XLPE/FR-PVC
- Cáp chống cháy loại ít khói: Cu/Mica/XLPE/LSFH
Tham khảo thêm về ý nghĩa ký hiệu trên cáp chống cháy (Cu, Mica, XLPE, LSFH…).
Tiêu chuẩn cáp chống cháy thông dụng
Bên cạnh việc tìm hiểu cáp chống cháy là gì, người dùng còn cần nhận biết ý nghĩa, sự khác nhau của các tiêu chuẩn cáp chống cháy. Cụ thể:
- IEC 60331: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được nhiệt độ 750 độ C trong tối thiểu 90 phút.
- CNS 11174: Tiêu chuẩn cáp chịu được điều kiện cháy tối thiểu 30 phút ở nhiệt độ 840 độ C.
- BS 6387 – A: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ.
- BS 6387 – B: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ.
- BS 6387 – C: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ.
- BS 6387 – W: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 650 độ C khi có nước trong 15 phút. Đồng thời, tiếp tục chịu thêm 15 phút sau khi có nước phu tác động lên bề mặt cáp.
- BS 6387 – X: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 650 độ C khi có lực tác động trong 15 phút.
- BS 6387 – Y: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C khi có lực tác động trong 15 phút.
- BS 6387 – Z: Tiêu chuẩn cáp chống cháy chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 950 độ C khi có lực tác động trong 15 phút.
Cáp cháy chậm là gì?
Cáp cháy chậm là loại cáp điện có thêm đặc tính khó cháy, hạn chế cháy lan tương tự cáp chống cháy. Tuy nhiên, khi xảy ra cháy, cáp cháy chậm không duy trì được hoạt động, vẫn bị ngắn mạch hoặc chập điện.
Cáp cháy chậm được thêm các loại hợp chất chậm cháy (chất phụ gia và chất phản ứng) trong quá trình sản xuất nhằm ngăn lửa lan rộng và kéo dài thời gian cháy bùng phát để sơ tán và thoát hiểm.
Tham khảo một số tiêu chuẩn của cáp cháy chậm
- CNS 11175: Tiêu chuẩn cáp cháy chậm có đường kính ngoài tối đa 15mm, chịu nhiệt 300 độ C trong 15 phút hoặc loại cáp cháy chậm có đường kính ngoài trên 15mm, chịu nhiệt 380 độ C trong 15 phút.
- IEC 60332-1: Tiêu chuẩn cáp cháy chậm đã được thử nghiệm lan truyền lửa theo phương thẳng đứng đối với dây đơn và cáp đơn cách điện. Khoảng cách cháy xém của vỏ bọc cáp cháy chậm đo được từ đầu kẹp xuống phía dưới tối thiểu 50 mm.
- IEC 60332-3-22 loại A: Tiêu chuẩn áp được thử nghiệm đòi hỏi vỏ bọc làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 7l/m, xếp thành bó trong khoảng 40 phút.
- IEC 60332-3-23 loại B: Tiêu chuẩn áp được thử nghiệm đòi hỏi vỏ bọc làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 3.5l/m, xếp thành bó trong khoảng 40 phút.
- IEC 60332-3-24 loại C: Tiêu chuẩn áp được thử nghiệm đòi hỏi vỏ bọc làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 1.5l/m, xếp thành bó trong khoảng 40 phút.
Ứng dụng của cáp chống cháy và cáp cháy chậm
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cáp khác nhau: cáp hạ thế, cáp ngầm, dây cáp mạng Lan, cáp điện … Mỗi loại cáp đều có những đặc tính và ứng dụng khác nhau.
Trong đó, cáp chống cháy được sử dụng phổ biến khi lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống phun nước chữa cháy, thoát khói, đèn báo khẩn cấp, đèn báo lối thoát hiểm… trong các công trình:
- Cơ sở hạ tầng quy mô, đòi hỏi cao về tính an toàn PCCC như: toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, resort, khách sạn cao cấp…
- Các môi trường nguy hiểm như giàn khoan, nhà máy hoá chất…
- Các cơ sở hạ tầng quan trọng đòi hỏi nguồn điện và thông tin liên lạc không bị gián đoạn như bệnh viện, trung tâm lưu trữ dữ liệu, sân bay… cũng cần dùng cáp chống cháy.
- Ngoài ra, ở một số quốc gia phát triển, cáp chống cháy còn được sử dụng trong hệ thống điện công trình như hệ thống điện chính, hệ thống thoát hiểm, hệ thống báo cháy tự động… để tăng cường an toàn, thân thiện với môi trường và hạn chế cháy lan.
Trong khi đó, tuỳ tính chất, cáp cháy chậm được ứng dụng trong các môi trường khác nhau:
- Cáp cháy chậm không ăn mòn: Thường sử dụng cho ngành công nghiệp hàng hải, môi trường thời tiết khắc nghiệt.
- Cáp cháy chậm không chứa Halogen: Thích hợp trong các môi trường yêu cầu độ bền cao như các khu công nghiệp, hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, khu khai thác mỏ, thiết bị điều khiển robot…
- Cáp cháy chậm có mật độ khói thấp: Sử dụng trong các công trình ngành công nghiệp dầu mỏ, hoá chất, khí đốt…
Nhìn chung, với một số đặc tính tương tự nhau, cáp chống cháy có thể thay thế cáp cháy chậm trong trường hợp bình thường. Tuy nhiên, cáp chậm cháy không thể thay thế cáp chống cháy do cáp chậm cháy chỉ được thiết kế để ngăn lửa lan rộng, không có khả năng duy trì hoạt động khi xảy ra hoả hoạn hay khả năng kháng nước, chống rung.
Mua cáp chống cháy ở đâu? Loại nào tốt
Huviron Việt Nam là nhà phân phối cáp chống cháy và các thiết bị PCCC uy tín trên thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, với các công trình yêu cầu bảo vệ dự án và non -china, Huviron có phân phối cáp chống cháy Heizka cable – thương hiệu Mỹ. Cáp Heizka đã được cấp các chứng chỉ đạt chuẩn quốc tế như: CE, RoHS, IEC, với độ bền cao, đáp ứng các dự án công trình đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn cao. Thời gian bảo hành của sản phẩm lên tới 25 năm.
Tham khảo các sản phẩm cáp chống cháy Heizka.
Liên hệ ngay Huviron Việt Nam – công ty cung cấp thiết bị PCCC chuyên nghiệp để được tư vấn về các dòng cáp chống cháy, cáp cháy chậm, thiết bị báo cháy chất lượng cao.