Tin tức
Tin tức

Hướng dẫn tăng cường thiết bị PCCC, ngăn chặn cháy lan và thoát nạn

Nhằm tăng cường công tác trang bị thiết bị PCCC, an ninh và an toàn cho nhà ở nhiều tầng, căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, Viện Khoa học công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng đã ban hành tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cụ thể.

Tăng cường PCCC nhà cao tầng

Giải pháp phòng cháy cho nhà ở cao tầng, chung cư mini, nhà cho thuê

An toàn sử dụng điện

  • Rà soát công suất của hệ thống điện trong nhà phù hợp với nhu cầu tiêu thụ. Bố trí aptomat làm thiết bị đóng cắt nguồn điện đảm bảo ngắt điện khi có sự cố cháy nổ.
  • Đường dẫn điện cấp cho phần nhà để ở cần được tách riêng với đường dẫn điện cấp cho khu vực sản xuất, kinh doanh
  • Mỗi căn hộ hoặc căn phòng ở phải bố trí tối thiểu 01 aptomat
  • Bảo đảm duy trì điện cấp cho hệ thống PCCC trong trường hợp cháy nổ
  • Chủ nhà, người quản lý, người sử dụng căn hộ thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh định kì hoặc sửa chữa kịp thời đối với các thiết bị điện có nguy cơ cháy nổ cao như tủ lạnh, điều hoà, máy giặt, lò sưởi… Đồng thời, không để các đồ dùng, vật dụng, chất dễ cháy gần các thiết bị điện này.

An toàn khi sạc xe điện

  • Trong quá trình sạc điện cho xe điện phải có người thường xuyên kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố, không nên sạc điện qua đêm.
  • Trường hợp sạ điện sau 23 giờ đêm chỉ được thực hiện khi có biện pháp đảm bảo an toàn. Sạc xe điện tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của nhà sản xuất, không sạc điện cho phương tiện khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi.

Lưu ý khi sạc xe điện

  • Sau khi sử dụng phải chờ bình điện của xe nguội khoảng 20 phút mới bắt đầu sạc, không sạc điện ngay khi xxe vừa chạy và không sạc quá 8 giờ liên tục.
  • Các nguồn cấp cho sạc xe điện phải đảm bảo về công suất phục vụ. Cần bố trí aptomat để bảo vệ nguồn sạc cho xe điện, bảo đảm đóng cắt được cả tự động và bằng tay khi xảy ra sự cố cháy nổ.
  • Khi có nhiều xe điện phải bố trí riêng cho nguồn sạc.
  • Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ sạc gần các vật dụng, hàng hoá dễ cháy nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.
  • Quản lý chặt và thường xuyên kiểm tra các chất, vật liệu dễ cháy như các khí cháy, chất lỏng dễ cháy, các hoá chất dễ cháy nổ khác.
  • Tất cả người trong nhà phải được huấn luyện về PCCC và thoát nạn, lánh nạn khi có cháy (biết các sử dụng các thiết bị PCCC như mặt nạ, bình chữa cháy, thang dây…)
  • Không kết hợp các loại hình kinh doanh dịch vụ khác có tính nguy hiểm cháy cao như kinh doanh có sử dụng hoặc tồn trữ các khí cháy, chất lỏng dễ cháy với nhựa, mút xốp…

Giải pháp thoát nạn

  • Trường hợp không thể tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC thì nguyên tắc là phải có ít nhất 1 đường thoát nạn an toàn cho người và có lối ra khẩn cấp.
  • Đường thoát nạn an toàn là đường di chuyển của con người khi có cháy, đảm bảo được chiếu sáng, không bị lửa và khói xâm nhập đến mức nguy hiểm cho con người.
  • Đường thoát nạn có thể bao gồm các bộ phận sau: cầu thang bộ, hành lang, lối đi từ cầu thang bộ ra ngoài nhà hoặc vào khu vực lánh nạn tạm thời.
  • Đường thoát nạn được coi là an toàn khi các khu vực nguy hiểm cháy trong nhà đã được ngăn cách, cô lập riêng và không bố trí chất dễ cháy tại sảnh chung, hành lang, lối đi từ cầu thang bộ ra ngoài nhà hoặc vào vùng an toàn

Khu vực thoát nạn cần thông thoáng

  • Khi sử dụng cầu thang bộ ngoài nhà (bảo đảm an toàn chịu lực và chống rơi ngã) làm thang thoát nạn thì cần đảm bảo an toàn cho hành lang dẫn ra các cầu thang bộ này như đã nêu ở trên. Nếu có sân chung thì không được sử dụng mái tôn, mái cố định bao che kín, có thể sử dụng mái di động bằng vật liệu nhẹ.
  • Cần bố trí khu vực lánh nạn tạm thời trong trường hợp nhà chỉ có một đường thoát nạn ra bên ngoài ở tầng 1 và không có giải pháp ngăn cách đường thoát nạn đó với khu vực sản xuất, kinh doanh.
  • Một số khu vực được coi là khu vực lánh nạn tạm thời: mái hoặc sân thượng thoáng, khi đó cần đảm bảo khu vực này thông thoáng và được ngăn cháy với khu vực tầng dưới của nhà, không được bố trí đồ đạc, hàng hoá, vật dụng dễ cháy. Có thể bố trí khu vực lánh nạn tạm thời ở các ban công, lô gia nếu được cấu tạo phù hợp.
  • Lối ra khẩn cấp: Qua ban công hoặc gô gia các tầng; lối lên sân thượng hoặc mái dẫn đến khu vực lánh nạn tạm thời; qua các ô cửa sổ, lối thoát qua hành lang bên.
  • Cửa lắp trên lối ra khẩn cấp cần mở được từ phía bên trong nhà mà không cần sử dụng chìa hoặc thực hiện thao tác phức tạp.
  • Tại tất cả các lối ra khẩn cấp cần trang bị sẵn các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khẩn cấp (thang kim loại, thang dây, ống tụt, thang thoát hiểm hạ chậm…).
  • Tuyệt đối không khoá kín các khu vực lánh nạn tạm thời như lô gia, ban công, sân thượng… bằng lồng sắt mà không có ô cửa mở được.
  • Những nhà chỉ có một mặt tiếp giáp với đường nên có giải pháp cho phép di chuyển từ các phòng ngủ nằm trong qua các phòng liền kề phía ngoài hoặc di chuyển giữa các tang khác nhau trong trường hợp hành lang và cầu thang bộ bị nhiễm khói. Ví dụ như bố trí các lỗ thông tường, vách ngăn phòng, lỗ thông sàn trên đó có lắp cửa thường xuyên đóng khi nhà hoạt động ở điều kiện bình thường.

Ngăn chặn cháy lan, khói lan

  • Các khu vực nguy hiểm cháy như nhà để xe, khu vực kinh doanh hàng dễ cháy phải được ngăn cách với sảnh và thang bằng vách ngăn cháy loại 1 (tường xây, tường bê tông, vách ngăn xương thép ốp bằng các tấm vật liệu không cháy…) hoặc màn ngăn cháy phải có giới hạn chịu lửa, chịu nhiệt tương đương nhưng không được chặn lối thoát nạn từ thang qua sảnh ra ngoài.
  • Giếng thang máy (nếu có) phải được bảo vệ tại khu vực nguy hiểm cháy bằng cửa tầng thang máy có giới hạn chịu lửa tối thiểu E30, hoặc có buồng điện, hoặc giải pháp khác.
  • Khi nhà có sử dụng cầu thang bộ hở (không nằm trong buồng thang) thì các gian phòng ở cửa cần được ngăn cách với hành lang, sảnh chung trên đường thoát nạn bằng tường kín; các vị trí cửa thông với hành lang cần được lắp cánh  cửa bằng chất liệu gỗ đặc, kim loại, hoặc có lõi bên trong bằng tấm silicate, tấm thạch cao hoặc từ vật liệu khó cháy khác; chiều dày của lớp trang trí, hoàn thiện bằng vật liệu cháy được (nếu có) cần nhỏ hơn 1mm

Cửa chống cháy đảm bảo tiêu chuẩn

  • Tấm cánh cửa không nên có các ô thoáng hoặc lỗ thông. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý chuẩn bị phương án chèn bịt kín các khe hở mà khói có thể lọt qua, ví dụ sử dụng bang keo khổ rộng.
  • Không nên hoàn thiện tường, trần, sàn bằng vật liệu dễ bắt cháy, dễ cháy và sinh nhiều khói (đặc biệt trong những nhà có diện tích nhỏ hẹp).
  • Đối với trục kỹ thuật: Chèn bịt kín khe hở, lỗ thông tại các vị trí trục kỹ thuật xuyên tường, xuyên sàn bằng vật liệu hoặc giải pháp đảm bảo không làm giảm giới hạn chịu lửa, chịu nhiệt của tường, sàn tại những khu vực đó.

Hệ thống báo cháy tự động

Việc trang bị báo cháy tự động thực hiện theo quy định TCVN 3890:2023. Trường hợp nhà hoặc tầng không thuộc diện trang bị báo cháy tự động nhưng không đủ số lối thoát nạn theo yêu cầu cần xem xét trang bị hệ thống báo cháy tự động, báo cháy cục bộ tại các khu vực nguy hiểm.

Huviron phân phối chính hãng thiết bị báo cháy Honeywell

Đồng thời, cần có thiết bị cảnh báo cháy bằng buông, còi, đèn hoặc loa âm thanh đến các căn hộ, gian phòng ở.

Tham khảo thêm các thiết bị báo cháy chính hãng.

Các phương tiện, trang bị PCCC khác

  • Chỉ dẫn thoát nạn: Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, hướng dẫn xử lý sự cố tại hành lang các tầng.
  • Bình chữa cháy: Trang bị mỗi tầng có diện dích không quá 100 mét vuông tối thiểu 1 bình bột ABC có khối lượng tối thiểu 4kg. Mỗi tầng có diện tích lớn hơn 100 mét vuông tối thiểu 2 bình bột ABC có khối lượng tối thiểu 4kg. Trang bị bình chữa cháy tự động cho khu vực để xe, khu vực chung có nguy hiểm cháy.

Các thiết bị PCCC cần thiết cho cá nhân

  • Dụng cụ hỗ trợ cứu hộ cứu nạn: Trang bị bộ dụng cụ phá dỡ thô sơ gồm: rìu cứu nạn (trọng lượng trên 2 kg, cán dài khoảng 90cm), xà beng (đường kính trên 25mm, dài khoảng 100cm), búa tạ (nặng trên 5kg, cán dài khoảng 50 cm), kìm cộng lực (dài khoảng 60cm)… Những nhà có sử dụng kính cường lực làm cửa sổ hoặc vách bao che bên ngoài nên có sẵn các dụng cụ thích hợp cho phép dễ dàng làm vỡ kính cường lực để tạo lối thoát ra bên ngoài.
  • Trang bị dụng cụ PCCC bảo vệ cá nhân như mặt nạ PCCC cho tất cả các tầng nhà với định mức 1 chiếc / 1 người và định kỳ kiểm tra thay thế theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Huviron Việt Nam là đơn vị cung cấp thiết bị và thi công PCCC chính hãng, đa dạng các sản phẩm từ hệ thống báo cháy tự động, mặt nạ phòng độc, bình chữa cháy, trụ cứu hoả, mặt nạ phòng độc, cuộn vòi chữa cháy... Tham khảo chi tiết các sản phẩm.

Xem thêm