Tin tức
Tin tức

PCCC cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini

PCCC cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini cần được đặc biệt chú trọng trong mùa nắng nóng do đây là nơi lưu trữ nhiều hàng hoá, vật dụng dễ cháy...

Hiện trạng PCCC cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini

Hầu hết các cửa hàng tạp hoá đều hoạt động theo mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là nơi lưu trữ và bày bán đa dạng các loại hàng hoá từ thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện… đến giấy tờ, quần áo, đồ chơi… Tại thành phố lớn, nhiều cửa hàng tạp hoá có thể phát triển thành siêu thị mini, kinh doanh nhiều mặt hàng phục vụ sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người dân.

Đặc điểm của các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini này là thường kết hợp với nhà ở (tầng 1 kinh doanh, các tầng trên sinh sống). Ngoài ra, công tác PCCC cửa hàng tạp hoá còn tồn tại nhiều hạn chế:

  • Chủ cửa hàng chưa có nhiều kiến thức về PCCC cơ sở kinh doanh
  • Hàng hoá lưu trữ trong cửa hàng rất nhiều, nhiều hàng hoá dễ cháy
  • Sắp xếp hàng hoá không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, lối thoát nạn chưa đảm bảo (nhiều cửa hàng để tối ưu không gian đã bày hàng hoá ở lối thoát nạn)
  • Không đảm bảo an toàn PCCC điện, sử dụng biển quảng cáo, câu móc điện che hết phần ban công, lô gia…
  • Nơi thờ cúng (bàn thờ) thường đặt ở gần hàng hoá
  • Nhiều cửa hàng kinh doanh bình gas mini
  • Không định kì kiểm tra thiết bị chữa cháy, hệ thống báo cháy…

Hướng dẫn PCCC cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini

Nhằm đảm bảo an toàn tại các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini, chủ cửa hàng cần lưu ý hướng dẫn PCCC cửa hàng tạp hoá dưới đây:

  • Về bố trí mặt bằng: Bố trí mặt bằng giữa khu vực bán hàng và kho hàng hoá riêng biệt, có thiết kế tường ngăn cháy. Ưu tiên bố trí khu vực bán hàng thành từng khu riêng biệt (khu thực phẩm, khu hàng gia dụng, khu quần áo, khu đồ điện tử…) và có biện pháp ngăn cháy ở các khu chứa hàng hoá dễ cháy.
  • Về lối thoát nạn: Bố trí ít nhất 2 lối thoát nạn, cửa thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà, không khoá cửa thoát nạn trong quá trình hoạt động.
  • Về sắp xếp hàng hoá: Hàng hoá sắp xếp ngăn nắp, đảm bảo khoảng cách, không để hàng hoá dễ cháy gần khu vực thờ cúng, khu vực bếp. Khi đốt nến, thắp hương (sử dụng lửa) phải trông coi.
  • Về an toàn PCCC điện: Lắp đặt thiết bị điện theo đúng tiêu chuẩn, sử dụng dây điện luồn trong ống bảo vệ, một số cửa hàng kinh doanh đặc thù có thể ưu tiên sử dụng cáp chống cháy. Tham khảo thêm các quy định an toàn khi sử dụng điện.
  • Về quy định PCCC: Xây dựng và dán nội quy PCCC cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini tại khu vực dễ thấy; thường xuyên quan tâm và nhắc nhở nhân viên thực hiện nội quy PCCC tại cơ sở. Trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy ban đầu theo yêu cầu, kiểm tra định kì thiết bị PCCC. Tham khảo: Hướng dẫn phân biệt các loại bình chữa cháy thông dụng.
  • Tuyệt đối cấm hút thuốc lá, cấm nấu ăn, sử dụng các vật dụng sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh doanh hàng hoá dễ cháy.
  • Kiểm tra và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, khi đóng cửa hàng trong thời gian dài.

Tham khảo thêm: Quy định PCCC bắt buộc theo chỉ thị 19/CT-CP

Quy định PCCC siêu thị mini

Phụ lục I ban hàng kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định về cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC. Theo đó: Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống thuộc diện quản lý về PCCC.

Trong đó, siêu thị, cửa hàng tiện tích (cửa hàng tạp hoá) có diện tích kinh doanh dưới 300m2 và có khối tích dưới 1000m2 là cơ sở do UBND cấp xã quản lý.

Điều kiện an toàn PCCC cơ sở:

  • Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn thoát nạn phù hợp theo quy định, tiêu chuẩn PCCC. Tham khảo các mẫu nội quy PCCC.
  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, ngồn nhiệt phải đảm bảo an toàn PCCC theo quy định.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng… theo quy định.
  • Phân công trách nhiệm PCCC, tổ chức huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

Hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động PCCC

Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC cơ sở bao gồm các nội dung:

  • Nội quy PCCC, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCC; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác PCCC.
  • Quyết định cấp chứng nhận (hoặc bản sao) huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả thực tập phương án chữa cháy.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC, báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn PCCC (nếu có), biên bản xử lý vi phạm…
  • Báo cáo các vụ cháy cửa hàng tạp hoá, siêu thị (nếu có) và thông báo kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền.

Huviron Việt Nam – Đơn vị cung cấp thiết bị PCCC uy tín

Huviron Việt Nam là đơn vị cung cấp thiết bị PCCC: bình chữa cháythiết bị báo cháycáp chống cháyhệ thống cảnh báo cháy sớmchất lượng, chính hãng, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của từng công trình.

Tham khảo thêm: Nhà thầu thi công PCCC.

Xem thêm