Tin tức
Tin tức

Phân biệt các tiêu chuẩn cáp chống cháy phổ biến

Dựa trên tiêu chuẩn cáp chống cháy, cáp cháy chậm, người dùng có thể nắm được mức chịu nhiệt và thời gian hoạt động trong điều kiện cháy của sản phẩm. Nhờ đó, lựa chọn được cáp chống cháy phù hợp theo yêu cầu của từng công trình.

Tiêu chuẩn cáp chống cháy

Cáp chống cháy và cáp cháy chậm là gì?

Cáp chống cháy (fire-resistant cable) và cáp cháy chậm đều không có nghĩa là không cháy. Cáp chống cháy là loại dây cáp được thiết kế để có thể tiếp tục hoạt động một khoảng thời gian nhất định trong điều kiện cháy. Dựa theo tiêu chuẩn cáp chống cháy, người dùng có thể biết chính xác cáp chịu được mức nhiệt độ cao bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.

Cáp cháy chậm là loại cáp bình thường có thêm đặc tính khó cháy. Nhưng khi cháy, cáp cháy chậm vẫn bị chập điện và ngắn mạch như cáp thông thường.

Các tiêu chuẩn cáp chống cháy phổ biến

Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn cáp chống cháy được áp dụng cho những môi trường khác nhau. Thông qua các kiểm tra nghiêm ngặt về tính toàn vẹn và khả năng ngăn cháy, sản sinh khói khi cháy… cáp chống cháy được đánh giá bằng các tiêu chuẩn cơ bản:

  • Tiêu chuẩn cáp chống cháy CNS 11174: Loại cáp chống cháy có khả năng hoạt động ở điều kiện nhiệt độ 840 độ trong 30 phút.
  • Tiêu chuẩn IEC 60331: Tiêu chuẩn cáp chống cháy hoạt động ở điều kiện nhiệt độ 750 độ trong thời gian 90 phút.
  • Tiêu chuẩn cáp chống cháy BS6387- A: Chống cháy ở nhiệt độ 650 độ trong 180 phút.
  • Tiêu chuẩn BS6387- B: Chống cháy ở nhiệt độ 750 độ trong 180 phút.
  • Tiêu chuẩn BS6387- C: Chống cháy ở nhiệt độ 950 độ trong 180 phút.
  • Tiêu chuẩn BS6387- W: Chống cháy khi có nước ở nhiệt độ 650 độ trong 15 phút, chịu thêm 15 phút nữa khi có nước phun trực tiếp lên cáp.
  • Tiêu chuẩn BS6387- X: Chống cháy ở nhiệt độ 650 độ trong 15 phút trong điều kiện có lực va chạm tác động.
  • Tiêu chuẩn BS6387- Y: Chống cháy ở nhiệt độ 750 độ trong 15 phút trong điều kiện có lực va chạm tác động.
  • Tiêu chuẩn BS6387- Z: Chống cháy ở nhiệt độ 950 độ trong 15 phút trong điều kiện có lực va chạm tác động.

Tham khảo thêm: Giải mã các kí hiệu cáp chống cháy

Các tiêu chuẩn cáp cháy chậm

Tiêu chuẩn cáp cháy chậm trên thị trường hiện nay phổ biến là:

  • Tiêu chuẩn CNS 11175: Chịu nhiệt lên tới 300 độ trong 15 phút đối với cáp cháy chậm có đường kính ngoài nhỏ hơn 15mm. Chịu nhiệt lên tới 380 độ trong 15 phút đối với cáp cháy chậm có đường kính ngoài lớn hơn 15mm.
  • Tiêu chuẩn IEC 60332-1: Đây là tiêu chuẩn cáp cháy chậm được thử nghiệm lan truyền theo phương thẳng đứng đối với dây đơn và cáp đơn cách điện. Theo đó, cáp cháy chậm đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60332-1 có khoảng cách cháy xém của vỏ bọc đo được từ phần đầu kẹp xuống dưới lớn hơn hoặc bằng 50mm.
  • Tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 – A: Cáp cháy chậm đã đánh giá về vỏ bọc cáp (được làm từ vật liệu không chứa kim loại), tương đương với 7l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 – B: Cáp cháy chậm đã đánh giá về vỏ bọc cáp (được làm từ vật liệu không chứa kim loại), tương đương với 3.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
  • Tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 – C: Cáp cháy chậm đã đánh giá về vỏ bọc cáp (được làm từ vật liệu không chứa kim loại), tương đương với 1.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.

Phương pháp thử nghiệm

Bên cạnh tiêu chuẩn IEC 60332, TCVN 9618-2:2013 là bộ tiêu chuẩn tương đương do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ TCVN 9618 gồm các phần cụ thể:

  1. TCVN 9618-1:2013 (IEC 60331-1:2009), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy – Tính toàn vẹn của mạch điện – Phần 1: Phương pháp thử nghiệm cháy có xóc ở nhiệt độ tối thiểu là 830 oC đối với cáp có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1,0 kV và có đường kính ngoài lớn hơn 20 mm
  2. TCVN 9618-2:2013 (IEC 60331-2:2009), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy – Tính toàn vẹn của mạch điện – Phần 2: Phương pháp thử nghiệm cháy có xóc ở nhiệt độ tối thiểu là 830 oC đối với cáp có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1,0 kV và có đường kính ngoài không lớn hơn 20 mm
  3. TCVN 9618-3:2013 (IEC 60331-3:2009), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy – Tính toàn vẹn của mạch điện – Phần 1: Phương pháp thử nghiệm cháy có xóc ở nhiệt độ tối thiểu là 830 oC đối với cáp có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1,0 kV được thử nghiệm trong buồng thử bằng kim loại
  4. TCVN 9618-11:2013 (IEC 60331-11:2009), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy – Tính toàn vẹn của mạch điện – Phần 11: Thiết bị – Cháy ở nhiệt độ ngọn lửa tối thiểu là 750 oC
  5. TCVN 9618-21:2013 (IEC 60331-21:1999), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy – Tính toàn vẹn của mạch điện – Phần 21: Qui trình và yêu cầu – Cáp có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1,0 kV
  6. TCVN 9618-23:2013 (IEC 60331-23:1999), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy – Tính toàn vẹn của mạch điện – Phần 23: Qui trình và yêu cầu – Cáp điện dữ liệu
  7. TCVN 9618-25:2013 (IEC 60331-25:1999), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy – Tính toàn vẹn của mạch điện – Phần 25: Qui trình và yêu cầu – Cáp sợi quang

Mua cáp chống cháy ở đâu?

Huviron Việt Nam là nhà cung cấp thiết bị báo cháy, cáp chống cháy uy tín trên thị trường. Với nhiều năm kinh nghiệm phân phối các thiết bị mạng, cáp mạng, thiết bị an ninh, PCCC, Huviron sẵn sàng tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng, phù hợp nhất cho khách hàng.

Xem thêm